2022

Trồng răng bao lâu? Chào bác sĩ nha khoa! Răng cửa e bị mất do va chạm giao thông, em đang muốn trồng lại răng implant để phục hình thẩm mỹ. Tuy nhiên, vì tính chất công việc bận rộn nên vấn đề em băn khoăn là trồng răng implant bao lâu? Mong bác sĩ tư vấn giúp em! ( Bảo Khánh- Hà Nội)

Bác sĩ tư vấn:

Chào bạn Bảo Khánh! Rất vui khi bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Với thắc mắc trồng răng bao lâu với phương pháp cấy implant như thế nào, bác sĩ nha khoa sẽ giải đáp như sau.

Trồng răng bao lâu với implant*

Trồng răng bao lâu với cấy ghép implant?

Cấy ghép implant có tốt không? Đây là một trong những phương pháp phục hình răng được các chuyên gia nha khoa và khách hàng đánh giá cao, với nhiều ưu điểm vượt trội. Trồng răng bao lâu, cấy ghép răng implant như thế nào còn phải tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người và tay nghề của bác sĩ thực hiện như thế nào. Bạn có thể biết được thời gian trồng răng implant dựa vào quy trình phục hình răng dưới đây.

Bước 1: Khám tổng quát (50 phút)

Đây là bước quan trọng để biết được tình trạng sức khỏe răng miệng, mức độ tiêu xương hàm, điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng.

Bước 2: Đặt trụ implant (30 phút/ trụ)

Nếu xương hàm chắc khỏe, bạn không mắc phải bệnh lý răng miệng thì có thể đặt trụ implant ngày đầu tiên.

Răng implant giúp ngăn chặn tiêu xương hàm*

Bước 3: Tái khám, cắt chỉ (30 phút)

Thực hiện bước này sau 7- 10 ngày, chờ vết thương khô. Kiểm tra xem tại vị trí cấy trụ có bị viêm nhiễm hay có bất thường nào không.

Bước 4: Lấy dấu răng sứ trên Implant (20 phút)

Lấy dấu răng sẽ được thực hiện sau 3 tháng kể từ ngày cấy trụ implant, khi mà trụ implant đã tích hợp được với xương hàm.

Bước 5: Gắn Abutment và gắn mão sứ trên Implant (60 phút)

Sau 3 ngày, mão răng sứ đã được thiết kế xong và gắn lên trụ implant thông qua khớp nối, tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh với cấu tạo giống răng thật.

Ngoài ra, thời gian cấy ghép implant bao lâu còn phải tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ cũng như mức độ tiêu xương hàm của mỗi người.

Trồng răng implant có tốt không?

Trồng răng bao lâu? Trong các phương pháp phục hình răng hiện nay thì cấy ghép implant là giải pháp được nhiều người lựa chọn, với những ưu điểm vượt trội dưới đây.

Răng implant có cấu tạo giống răng thật*

- Trụ implant được cắm trực tiếp vào xương hàm, giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm do mất răng gây ra.

- Răng implant tồn tại độc lập, không gây xâm lấn răng thật như phương pháp cầu răng sứ, giúp bảo tồn răng thật tối đa.

- Có tính thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai giống răng thật là một trong những ưu điểm khiến răng implant được nhiều khách hàng lựa chọn.

- Tuổi thọ cao, có thể kéo dài vĩnh viễn nếu chăm sóc và bảo vệ đúng cách, sử dụng trụ implant chất lượng.

Muốn biết cụ thể trồng răng bao lâu trong trường hợp của bạn, hãy đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn. Trồng răng nên thực hiện càng sớm càng tốt, để tránh tình trạng tiêu xương hàm.

Cấy implant như thế nào là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi có ý định phục hình răng đã mất. Cấy ghép implant là một trong những giải pháp an toàn và đem lại hiệu quả cao, có nhiều ưu điểm vượt trội so với hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ. Vậy cấy ghép implant như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mất răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng tiêu xương hàm. Chính vì thế, bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên phục hình răng càng sớm càng tốt. Bạn cần tìm hiểu cấy implant như thế nào để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.

Cấy implant như thế nào tại nha khoa*

Cấy implant có ưu điểm gì?

Cấy ghép implant có tốt không? Cấy ghép implant là phương pháp phục hình một hay nhiều răng đã mất, được nhiều khách hàng lựa chọn và chuyên gia nha khoa đánh giá cao bởi những ưu điểm vượt trội dưới đây.

- Răng implant được cố định chắc chắn, không bị lỏng lẻo như làm hàm giả tháo lắp. Trụ implant được cắm trực tiếp vào xương hàm, thay thế chân răng đã mất, từ đó ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Nếu như làm cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp thì răng vẫn bị tiêu xương như bình thường.

- Độ bền của răng implant thường cao hơn so với làm cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp. Nếu chăm sóc và bảo vệ đúng cách thì tuổi thọ có thể kéo dài vĩnh viễn.

Răng implant tồn tại độc lập*

- Trồng răng implant không ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Nếu như làm cầu răng răng sứ phải mài 2 răng bên cạnh để làm giá đỡ cho răng đã mất, về lâu dài có thể làm 2 răng bên cạnh yếu đi. Còn răng implant tồn tại độc lập, không gây xâm lấn đến các răng bên cạnh.

Trồng răng bao lâu với implant? Với những ưu điểm trên thì đây là giải pháp phục hình răng đã mất tối ưu. Tuy chi phí thực hiện khá cao nhưng về lâu dài thì cấy ghép implant sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí.

Cấy implant như thế nào tại nha khoa?

Cấy ghép implant là ca tiểu phẩu nha khoa tương đối khó, khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ tay nghề giỏi. Để có thể sắp xếp kế hoạch và thời gian điều trị tương ứng tì bạn cần biết cấy implant như thế nào.

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát, chụp phim CT để kiểm tra mật độ xương và thử máu. Sau đó, bác sĩ sẽ thảo luận và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Răng implant có thể tồn tại vĩnh viễn*

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Trước khi tiến hành cấy trụ, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và gây tê trước. Điều này giúp hạn chế đau nhức, mang đến sự thoải mái và dễ chịu nhất trong quá trình trồng răng.

Bước 3: Cấy trụ implant

Tiến hành cấy ghép trụ implant vào trực tiếp trong xương hàm. Rồi lắp răng sứ tạm lên trên trong thời gian chờ trụ implant ổn định và tích hợp với xương.

Với một số trường hợp gặp phải tình trạng tiêu xương quá nhiều, mật độ xương không đủ để nâng đỡ trụ Implant thì phải tiến hàng ghép xương.

Bước 4: Phục hình răng sứ

Sau khoảng thời gian 6-14 tuần, khi xương và implant đã kết hợp, bác sĩ tiến hành lắp răng sứ lên trên trụ để hoàn tất quy trình cấy ghép. Bạn cần chăm sóc răng implant theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cấy implant như thế nào. Nếu bạn đang muốn phục hình răng đã mất, hãy đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Niềng răng cho trẻ em chính là một trong những vấn đề các mẹ cần tìm hiểu để có quyết định và hỗ trợ trẻ đúng thời điểm, đúng cách thức. Nụ cười rạng ngời không khuyết điểm rất cần thiết cho chất lượng cuộc sống của bé sau này.

Niềng răng cho trẻ em là hình thức gắn các khí cụ lên răng trẻ nhằm giúp các răng mọc sai lệch về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Đối với trẻ em, có thể áp dụng phương pháp niềng răng móm không cần nhổ răng bởi lúc này xương hàm còn khả năng phát triển. Điều này giúp bảo toàn số lượng răng hàm cho trẻ, giúp bé sở hữu hàm răng hoàn chỉnh hơn.

Niềng răng để bé có nụ cười tự tin hơn khi trưởng thành*

Vì sao nên niềng răng cho trẻ em?

Thực tế, nếu trẻ bị sai lệch 1 vài răng thì việc điều trị sớm cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, những thói quen xấu của trẻ được bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh kịp thời như mút ngón tay, đẩy lưỡi, cắn bút…

Việc không niềng răng cho trẻ em sớm gây nên tình trạng cắn chéo vùng răng cửa, không điều trị kịp thời dẫn đến cắn chéo do xương, lệch mặt khi có lệch chức năng.

Một số bất hài hòa về phát triển xương hàm, vẩu móm, phát hiện sớm có thể tác động vào quá trình tăng trưởng, từ đó hướng dẫn tăng trưởng, có thể giảm mức độ trầm trọng trong giai đoạn chỉnh nha toàn diện.

Đưa bé đến nha khoa sớm để kiểm tra răng miệng*

Ở độ tuổi từ 3 - 4 tuổi bạn có thể đưa bé tới nha khoa ở Thủ Đức khám niềng răng, nếu phát hiện sự phát triển lệch lạc của răng thì cần đưa ra kế hoạch điều trị và dự phòng cho bé. Vậy niềng răng đau cỡ nào đối với trẻ em?

Niềng răng trẻ em đau cỡ nào?

Niềng răng là quá trình lâu dài sử dụng các loại mắc cài gắn lên răng tạo nên các lực kéo, đẩy nhằm đưa răng về vị trí như mong muốn. Bác sĩ nha khoa lắp đặt mắc cài với lực kéo vừa đủ nên các bé không cảm nhận được bất kỳ đau đớn nào.

Trẻ nhỏ khung xương hàm và răng còn mềm nên việc kéo đẩy nắn chỉnh nhẹ nhàng hơn nên quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn ê buốt. Nếu có chỉ là cảm giác ê nhẹ trong vài ngày đầu sau khi gắn mắc cài do khoang miệng chưa quen với khí cụ niềng răng, sau khoảng thời gian khi đã quen thì cảm giác khó chịu cũng dần biến mất.

Quá trình niềng răng gây ê buốt nhẹ*

Trẻ em thường không có tâm lý vững vàng như người trưởng thành nên khi thấy mắc cài lên răng thường phát sinh tâm lý sợ hãi và ngay cả phụ huynh cũng có những nỗi lo sợ con mình đau khi niềng răng.

Trên đây là những thông tin cần thiết bạn nên nắm rõ khi cho bé thực hiện niềng răng cho trẻ em. Niềng răng chỉnh nha là quá trình điều trị lâu dài và bé cần thời gian để thích nghi với các "sinh vật lạ" gắn trên miệng. Do đó, ba me cần thấu hiểu tâm lý, nhẹ nhàng giải thích tạo cảm giác nhẹ nhàng thoải mái và giải toả áp lực cho bé để quy trình niềng răng diễn ra suôn sẻ.

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget