Lưu ý khi bấm huyệt bàn tay

Chắc hẳn chúng ta đều không còn quá lạ lẫm với hai từ “bấm huyệt”. Nói một cách khái quát thì bấm huyệt là một phương pháp chăm sóc sức khỏe và trị liệu đông y. Phương pháp này dựa trên nguyên lý điều hòa sự vận hành của các luồng khí huyết ra vào cơ thể bằng cách tác động vào các điểm được cho là nơi tụ hội, lưu thông thần khí. Những điểm này được gọi là huyệt đạo. Vậy bạn đã biết đến các huyệt đạo ở lòng bàn tay chưa? có nên nhổ răng khôn không? Cùng tìm hiểu về sơ đồ huyệt đạo qua bài viết dưới đây.

Sơ đồ huyệt đạo trên bàn tay
Sơ đồ huyệt đạo trên bàn tay

Các huyệt đạo trên bàn tay

Bàn tay của chúng ta như một bản sao thu nhỏ của cơ thể vậy. Ngón giữa tương ứng với đầu, ngón áp út tương ứng với tay trái, ngón trỏ tương ứng với tay phải, sống lưng bàn tay tương ứng với lưng, ngón út tương ứng với chân trái, ngón cái tương ứng với chân phải.

Các cơ quan trên cơ thể con người đều dính dáng đến sơ đồ huyệt đạo trên bàn tay. Bấm huyệt bàn tay và ngón tay sẽ có tác dụng tương ứng, cụ thể như sau:

1. Ngón cái: Đây là đường kinh lạc có quan hệ chặt chẽ với hệ hô hấp như phổi, khí quản… Trên đầu ngón cái có 1 huyệt vị khởi đầu cho Thủ thái âm phế gọi là huyệt Thiếu thương.

Huyệt Thiếu thương nằm ngay chân móng tay cái. Khi day ấn vào huyệt này nếu cảm thấy đau là biểu thị của hệ hô hấp không khỏe.

2. Ngón trỏ: Đây là đường có liên quan đến hoạt động của ruột già. Điểm khởi đầu của nó nằm ngay mé ngoài ngón tay trỏ, tên là huyệt Thương dương thuộc đường kinh Thủ dương minh Đại trường. Khi day ấn đầu ngón trỏ nếu có cảm giác đau biểu thị đại tràng (ruột già) không khoẻ. Khi gặp chứng khó tiêu hóa, ấn huyệt Thương dương cũng sẽ thấy đau.

3. Ngón giữa: Đây là đường có chức năng điều khiển tim và hệ tuần hoàn. Điểm khởi đầu nằm ngay chân mé ngoài ngón tay giữa, gọi là huyệt Trung xung thuộc đường kinh Thủ quyết âm Tâm bao. Khi ta day ấn đầu ngón giữa nếu có cảm giác đau thì nó biểu thị hệ tim mạch không khoẻ . Đường dẫn tới tâm bao cũng là đường liên quan đến ruột non. Vì vậy, đây còn là 1 trong những huyệt đạo đặc biệt hiệu quả đối với việc phục hồi tâm lý và chữa trị chứng viêm ruột.

4. Ngón áp út: Trên đầu ngón áp út có một huyệt vị tên là huyệt Quan xung. Huyệt Quan xung nằm trên đường kinh Thủ thiếu dương Tam tiêu. Khi day ấn đầu ngón áp út nếu có cảm giác đau biểu thị có khả năng xuất hiện đau họng hoặc đau đầu.

5. Ngón út: Trên đầu ngón út phía mặt gần sát ngón áp út một huyệt vị tên là huyệt Thiếu xung, còn ở đầu cạnh còn lại của ngón út có một huyệt vị tên là huyệt Thiếu trạch.

Huyệt Thiếu xung nằm trên đường kinh Thủ thiếu âm Tâm, còn huyệt Thiếu trạch nằm trên đường kinh Thủ thiếu dương Tiểu tràng . Khi ta day ấn đầu ngón út nếu có cảm giác đau biểu thị rằng tim hoặc ruột non không khoẻ.

6. Lòng bàn tay: Tất cả mọi thứ.

Lưu ý khi bấm huyệt bàn tay

Khi áp dụng sơ đồ huyệt đạo trên bàn tay vào bấm huyệt, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Để tăng thêm độ mẫn cảm của bàn tay và tăng thêm lực, bạn cần xoa 2 bàn tay vào nhau trong vài phút. Sau đó dùng ngón cái và các ngón còn lại massage nhẹ nhành lên vị trí cần bấm huyệt.

- Phụ nữ mang thai muốn bấm huyệt cần có ý kiến và chỉ dẫn của bác sĩ.

- Bấm huyệt không khác với châm cứu, chỉ khác là bạn dùng tay thay vì kim châm. Nếu bấm huyệt được kết hợp với các phương pháp massage thì sẽ giúp bạn giảm đau, tăng cường lưu thông máu rất tốt.

Bài viết được trích nguồn tại: https://phauthuatthammy3dhanquoc.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget