Cách nhận biết bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện của nhiệt miệng là các vết loét màu trắng, vàng nằm ở trong má, lợi, đầu lưỡi. Bị nhiệt nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ rất dễ chuyển sang viêm cấp và có tình trạng tấy đỏ, đau thậm chí sốt và nổi hạch.

Bài viết liên quan: bọc răng sứ có bền không

Nhiệt miệng uống thuốc gì?
Nhiệt miệng uống thuốc gì? 

Nhận biết bệnh nhiệt miệng 

Nhiệt miệng là bệnh phổ biến, thường xảy ra khi đề kháng kém, ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng kém. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe do đau, rát, khó chịu gây khó khăn trong ăn, uống. 

Ngoài ra, áp lực tinh thần, stress, rối loạn nội tiết (ở người trưởng thành) làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể không đủ sức đề kháng để chống lại sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh cũng khiến nhiệt miệng xảy ra. 

Nhiệt miệng có thể chỉ là một vết loét cũng có thể là nhiều hơn nổi ở niêm mạc miệng, lưỡi, nuwous răng hoặc sàn miệng. Mỗi khi ăn uống sẽ chảy nhiều nước dãi, nhất là ở trẻ nhỏ. Nhiệt miệng thuộc loại lành tính, thường kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự lành, không để lại một vết sẹo nào. Trường hợp bị nhiễm trùng có thể có sốt. Vậy, nhiệt miệng uống thuốc gì?

Nhiệt miệng uống thuốc gì nhanh khỏi?

Muốn điều trị bệnh, cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra. Có nhiều cách để chữa nhiệt miệng như dùng thuốc dạng gel, dạng bôi hoặc thuốc uống để giảm đau và khó chịu. Tùy vào mỗi nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách tốt nhất. Nhiệt miệng uống thuốc gì sẽ được chỉ định khi bệnh kéo dài do vi khuẩn hoặc vi nấm, lúc này cần phải điều trị bằng kháng sinh. 

- Kháng sinh điều trị nhiệt miệng có thể dùng là biseptol (cotrimoxazol) có tác dụng tốt do vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc được hòa với nước cất, dùng tăm bông nhúng vào dung dịch thuốc chấm lên nốt loét, ngày 3-4 lần.

- Trường hợp vết loét to và tồn tại trong thời gian lâu dài, cần kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là spiramycin và metronidazole. Tuy nhiên, thuốc spiramycin có nồng độ cao nên đối với phụ nữ cho con bú thì không được sử dụng thuốc hoặc ngừng cho con bú. Với metronidazol, có thể gây quái thai, vì vậy, nếu phụ nữ đang mang thai không sử dụng loại thuốc này.

- Sulfamethoxazol, trimethoprim, serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn. Thuốc dạng bột nhưng vào trong miệng gặp nước bọt và dịch huyết tương rỉ ra từ chỗ tổn thương tạo thành màng đủ sức chịu đựng được sự tấn công của nước bọt và dịch thức ăn làm giảm đau và nhanh lành vết loét.

- Khi có biểu hiện nhiễm trùng, sốt, cần thuốc giảm đau, hạ nhiệt và bổ sung vitamin C, vitamin PP, vitamin B2.

Nhiệt miệng uống thuốc gì còn cần người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. Hạn chế ăn đồ nóng, uống nhiều nước mỗi ngày và nên ăn nhiều rau. Khi thấy bệnh không khỏi, nên đến ngay nha khoa để bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị phương pháp khác.

Bài viết được trích nguồn tại: https://lamdepda304.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget